Loài hổ đã xuất hiện từ lâu và gắn bó với lịch sử của loài người. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm.
Mục lục:
Hình tượng hổ ở Việt Nam
Trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú tính của một động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh.
Ở Việt Nam, dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song. Do sức mạnh và sự nhanh nhẹn của chúng, hổ được phong là chúa sơn lâm.
Đặc biệt, hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa của cư dân Việt. Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá sự xuất hiện hình ảnh hổ trong nghệ thuật Đông Sơn có liên quan đến quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này, cũng như có thể liên quan đến tín ngưỡng thờ vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh của cư dân thời kỳ này.
Hình Tượng Hổ ở Trung Quốc
Không chỉ được đánh giá cao về vẻ đẹp và sự uy nghiêm, con hổ mang một biểu tượng lớn trong văn hóa Trung Quốc. Ở Trung Quốc, hổ được coi là vua của muôn loài, chúa sơn lâm. Màu lông trên trán con vật này rất giống với từ Vương theo tiếng Trung Quốc do đó người dân nước này tin rằng con hổ sinh ra vốn đã là vua.
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, hổ đứng thứ ba trong 12 con giáp, mang tên Dần trong lịch Can chi, là con vật đứng hàng thứ ba sau Chuột (Tý) và Trâu (Sửu). Khi chiết tự, “Dần” trong chữ tượng hình Trung Hoa có hình dáng của một con mãnh hổ trong tư thế như đang xông tới với đôi mắt trừng trừng đầy uy phong. Biểu tượng chi Dần mang nhiều ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc.
Tháng Dần là tháng Giêng, đầu xuân, đầu năm mới, tháng mà 3 khí dương (của trời) cân bằng với 3 khí âm (của đất), do đó cũng là tháng mở đầu của con người (nhân sinh ư dần), là sự hòa hợp giữa trời – đất và con người, là sự cân bằng âm – dương, nóng – lạnh.
Hổ được coi là hiện thân của năng lượng “dương”, trong triết học Âm-Dương, và gắn liền với mặt trời. Chúng tượng trưng cho quyền lực, năng lượng, sự bảo vệ, sự hào phóng, không thể đoán trước.
Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, hổ cũng là biểu tượng của sự may mắn, hưng thịnh, trừ diệt thiên tai, điều ác Hổ cùng với những con vật mang lại may mắn khác như Long (rồng) và Kỳ Lân có yếu tố bảo vệ cho người Trung Quốc. Trong khi hầu hết những con vật may mắn trong văn hóa Trung Quốc đều là giả tưởng thì con hổ là con vật có thật trong cuộc sống.
Người Trung Quốc tôn sùng linh vật này và coi đây là biểu tượng chống lại 3 đại họa của một gia đình như hỏa hoạn, trộm cắp và tà ma. Theo truyền thống, người ta tin rằng trẻ em đội mũ, đi giày có hình đầu hổ vào năm mới sẽ được bảo vệ khỏi ma tà.
Hình tượng hổ ở Hàn Quốc
Hình tượng con hổ ảnh hưởng rất sâu đậm trong văn hóa Hàn Quốc, nó mang hơi hướng thần thoại vẫn tồn tại trong cuộc sống con người Hàn Quốc cho đến ngày nay với tư cách là Thần giám hộ của đất nước này. Con hổ tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh. Tuy là loài dũng mãnh, hung tợn trong thế giới động vật hoang dã nhưng trong quan niệm dân gian Hàn Quốc, hổ vẫn là loài vật thân thiết với con người. Hình tượng hổ được đưa vào đời sống hàng ngày và tôn là linh vật bảo vệ cho loài người.
Người Hàn Quốc đặc biệt thần phục loài hổ trắng, theo họ thì sau khi được tôi luyện trong vũ trụ, con hổ đã được trút bỏ lốt cũ để trở thành hổ trắng, một giống vật thiêng, không bao giờ hại người. Hổ trắng chỉ hung tợn với kẻ cầm quyền gây tội ác. Đối với người Hàn Quốc thì năm Bạch Hổ, màu trắng của hổ được kỳ vọng là tín hiệu của may mắn. Người dân tin rằng khi cầm theo bùa bạch hổ thì được bảo vệ khỏi mọi rủi ro, và dân gian cho rằng hổ là loài vật át được khí vận xấu nên họ hay mặc áo in hình hổ để có được sự khởi đầu tốt đẹp cho năm
Hình tượng hổ trong thơ ca hội hoạ
Hổ đi vào đời sống dân gian, lưu dấu ấn qua phương thức truyền miệng. Theo thống kê sơ bộ, người Việt có khoảng 1.300 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến loài hổ.
Khi nói về người có tướng giỏi, khỏe mạnh người ta có câu “mình hổ, tay vượn”. Ca ngợi tình sâu nghĩa nặng của cha mẹ với con cái, dân gian ví “hùm dữ không ăn thịt con”. Đặc biệt, ông bà cũng thường khuyên răn con cháu phải tu nhân tích đức, xử thế cho phải đạo. “Hổ chết còn để lại da/ Người ta chết để lại tiếng”, mục đích khuyên răn mọi người sống ra sao để có thể lưu lại mãi tiếng thơm cho đời, được người đời ca ngợi chứ chớ để lại tiếng xấu mà người đời trách móc, cười chê.
Trong quan hệ giao lưu, bè bạn hay đối tác làm ăn, người ta thường có câu: “Họa hổ, họa bì, nan hoả cốt/Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” (Có nghĩa là: Vẽ da hổ thì dễ, vẽ xương hổ thì khó. Cũng như có thể biết mặt người nhưng chẳng thể đoán được lòng dạ con người ra sao).
Do đó, ông cha khuyên chúng ta không thể nhìn hình thức bên ngoài để đánh giá bản chất con người mà quan trọng hơn là phải tìm hiểu, điều tra cũng như cẩn trọng trong việc chọn bạn mà chơi, tìm đối tác để giao thiệp, làm ăn.
Khác với những tranh dân gian, Hổ trong các tác phẩm điêu khắc chạm khắc ở các di tích của người Việt thường được sáng tạo ra không theo bất cứ một khuôn mẫu nào. Điển hình như thế kỷ XIII, trong khu lăng mộ của nhà Trần, con Hổ ở lăng Trần Thủ Độ vô cùng nổi tiếng bởi cách tạo hình đầy chất hiện thực với những quan sát tinh tế từ các khối hình, lưng, bụng, gân cơ khiến cho con vật không chỉ biểu thị được uy dũng của mình mà còn như hàm chứa trong đó tinh thần, hào khí Đông A của nhà Trần.
Đến hệ thống lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh thế kỷ XV, con Hổ vẫn tiếp tục là một vật linh được hiện diện trong điêu khắc thứ hai bên đường thần đạo với những dáng vẻ vô cùng sinh động. Hổ ở lăng Lê Lợi, dù có một tỷ lệ khiêm tốn hơn nhiều so với tác phẩm kể trên nhưng với lối điêu khắc đậm chất dân gian, con Hổ này được tạo hình đầy hóm hỉnh, vui tươi và gần gũi.
Tượng hổ mạ vàng có ý nghĩa gì trong phong thuỷ
Không phải ngẫu nhiên mà loài Hổ được coi là một trong những linh vật hàng đầu về phong thủy. Loài hổ luôn ẩn chứa những bí mật bất ngờ mà ít người biết đến. Dưới đây là một số ý nghĩa của Hổ trong phong thuỷ.
Tượng Hổ mạ vàng phong thủy được làm từ các chất liệu quý như vàng hay mạ vàng thì sang trọng hơn. Vì tượng Hổ là biểu tượng của sức mạnh, vương quyền và trí tuệ. Chính vì vậy, hình ảnh Hổ thường xuất hiện trong kiến trúc xây dựng thời kỳ phong kiến tại cung điện, lăng tẩm của vua chúa xưa kia.
Theo quan niệm Dân gian thì tin rằng hổ có sức mạnh thiêng liêng và có khả năng diệt trừ ma quỷ. Vì thế, nên dễ dàng bắt gặp hình tượng Hổ được trấn giữ trước cửa đình, chùa, miếu để tránh sự xâm nhập của tà ma.
– Mang lại sức khỏe dồi dào cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Hổ là biểu tượng của sức mạnh uy mãnh, không bao giờ mệt mỏi, vì vậy khi thờ cúng trong nhà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho con người, tránh được ốm đau bệnh tật, sống lâu trăm tuổi, trẻ con trong nhà thì phát triển khỏe mạnh.
– Là biểu tượng cho sự thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Hổ không ngần ngại bất cứ một cuộc chiến nào và không bao giờ thất bại, do đó linh khí từ tượng sẽ có sức mạnh phù trợ cho gia chủ làm ăn, buôn bán phát đạt, đánh đâu thắng đó. Hơn nữa, hổ dù mạnh nhưng lại rất kiên nhẫn và khôn khéo, nó biết khi nào nên tiến, biết vồ lấy cơ hội để tóm gọn con mồi. Vì vậy mà nó giúp người kinh doanh biết nắm được các thời cơ, cơ hội làm ăn tốt, từ đó thu được nhiều lợi nhuận, tiền vào như nước, nhiều của cải và rất bền vững.
Bài trí tượng hổ mạ vàng theo phong thủy
Trong phong thủy tượng hổ có tác dụng trấn hạch rất tốt giúp tránh tà ma xâm nhập vào nhà. Sự oai linh và sức mạnh của Hổ cũng tượng trưng cho vị trí của người lãnh đạo, người chủ gia đình do đó sẽ giúp trợ lực cho những người này.
– Nên đặt tượng hổ trên bàn làm việc, đầu hổ hướng ra ngoài giúp cho công việc kinh doanh của bạn phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường.
– Những người tuổi Ngọ, Tuất, Dần nên hạn chế bày tượng hổ hoặc tham khảo thêm ý kiến của các bậc thầy phong thủy để đặt cho đúng cách.
– Khi đặt tượng hổ tránh để đầu hổ hướng đầu vào thẳng trong nhà sẽ bị rơi vào thế Hổ xuống núi có thể mang họa tới.
– Tránh đặt tượng hổ trong phòng ngủ (kỵ nhất là phòng vợ chồng) và đối diện với cửa chính. Vì đặt trong phòng ngủ khiến vợ chồng bất an, đối diện phòng khách sẽ ảnh hưởng tới hàng xóm và người tới thăm, hổ có con mắt dữ, hung tợn sẻ khiến cho người ta sợ hãi mà không dám đi vào. Do đó nên đặt Hổ chéo với cửa chính hướng ra ngoài.
Mặc dù hổ được coi là hung thú nhưng lại là một hộ thủ đắc lực. Đối với những người thích bày trí tượng hổ phong thủy là người có tài thế lớn và quyền khí mạnh mẽ. Việc bày trí tượng hổ thể hiện sức mạnh, thế lực và khí phách của gia chủ. Tuy nhiên việc trưng bày tượng hổ tạo nên một năng lượng rất mạnh nên cần hết sức chú ý, nếu không thì khó chiếm được lợi mà chỉ có hại nhiều.
Tượng hổ hợp với tuổi nào?
Không giống như nhiều mẫu tượng phong thủy khác. Tượng hổ mạ vàng là bức tượng trấn trạch khá kén chọn người chơi. Người ta cần xác định rõ ràng, tính toán kín kẽ trước khi rước tượng ông hổ phong thủy về nhà.
Con hổ là loài thú dữ, loài ăn thịt. Hổ sống cô độc trong rừng. Nó biểu thị cho sức mạnh và sự chết chóc.
Người ta chỉ đặt tượng hổ khi cần đến 1 nguồn sức mạnh để trấn át những sự ảnh hưởng tiêu cực khác.
Trong phong thủy âm dương ngũ hành thì con Hổ là Dần thuộc Mộc, con hổ gỗ cũng thuộc Mộc. Vì vậy, người mệnh Thủy, mệnh Mộc, mệnh Hỏa là có thể chơi tượng con hổ được.
Theo nguyên lý tam hợp, tứ hành xung thì. Dần – Tuất – Ngọ nằm trong bộ Tam Hợp. Nên những người tuổi này có thể đặt tượng con hổ để gia cường bản mệnh, tạo sự thuận lợi, quyền uy cho sự nghiệp của mình.
Người tuổi Hợi cũng có thể chơi tượng hổ bởi Dần – Hợi nằm trong bộ Nhị Hợp.
Người Tuổi Thân là không hợp để đặt tượng con hổ.
Hướng dẫn đặt mua tượng hổ mạ chất lượng
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0898786555 để được tư vấn về sản phẩm
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 – 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.