Hình tượng trâu trong văn hoá – Tượng Trâu Phong Thuỷ Mạ Vàng

Từ bao đời nay, con trâu “đầu cơ nghiệp” là người bạn thân thiết, gắn bó với đời sống nông nghiệp và người nông dân Việt Nam. Vì vậy, trâu không chỉ gần gũi trong đời sống hàng ngày mà còn là một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng thiêng liêng của người dân Việt.

Con trâu trong văn hóa Á Đông

Không chỉ tại Việt Nam, con trâu còn là biểu tượng quan trọng trong văn hóa của nhiều nước phương Đông. Ở Trung Quốc, con trâu tượng trưng cho sức mạnh nhà nông, là biểu tượng cho đất đai màu mỡ và mùa màng bội thu. Tại nhiều vùng nông thôn, người nông dân Trung Quốc có một phong tục chào đón năm mới khá độc đáo, đã được duy trì nhiều thế kỷ. Họ đúc những bức tượng trâu bằng đất rồi đập vỡ chúng để đón mừng mùa vụ mới. Để rồi theo quan niệm, người Trung Quốc cũng tin vào việc đặt một bức tượng trâu xuống lòng sông sẽ ngăn được ngập lụt. Còn trong phong thủy, hình tượng con trâu được coi là có thể đem lại điềm lành và gắn với những điều ước trở thành hiện thực.

 

Hình tượng trâu trong văn hoá – Tượng Trâu Phong Thuỷ Mạ Vàng

 

Con trâu là hình ảnh tượng trưng cho bản chất hiền lành, cần cù của người Việt, biểu tượng cho sức khỏe dẻo dai.

Trong tín ngưỡng nông nghiệp, hình ảnh con trâu còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Chiếc sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm, biểu tượng của nước trong tín ngưỡng nông nghiệp.

Con trâu xuất hiện trong lễ hội dân gian với vai trò là vật tế lễ linh thiêng, phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân.

Trâu còn gắn liền với các lễ hội như chọi trâu, đâm trâu… Gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân, trâu còn góp mặt trong đời sống văn hóa.

Hình tượng trâu trong văn Hoá Trung Quốc

râu trong chữ Hán được viết là “牛” (âm Hán Việt: ngưu/ngầu). Trong tiếng Hán hiện đại chữ “ngưu” (牛) còn được dùng để chỉ con bò, để phân biệt người Trung Quốc còn gọi con trâu là “thuỷ ngưu” (水牛) tức trâu nước, con bò là “hoàng ngưu” (黃牛) tức bò vàng. Nghĩa gốc của chữ “ngưu” là chỉ con trâu. Hình thức nguyên thuỷ của chữ “ngưu” (牛) là hình đầu trâu do con trâu đã từng sống tại vùng Trung Nguyên vào thời nhà Thương. Khi đó vùng Trung Nguyên có khí hậu ấm áp hơn ngày nay, thích hợp cho các loài động vật nhiệt đới và á nhiệt đới sinh sống. Tại vùng Trung Nguyên người ta đã khai quật được xương trâu, văn khắc có nhắc đến trâu, đồ đựng bằng đồng hình con trâu thời nhà Thương

 

Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục. Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện

Hình tượng trâu trong văn hoá Phương Tây

Trong văn hóa phương Tây, loài Trâu tượng trưng cho sức mạnh và tài lộc. Người ta coi những chiếc tù và làm từ sừng trâu là biểu tượng cho ngành bưu chính cổ đại. Họ thổi những chiếc tù và để thông báo mỗi khi giao hay nhận thư từ các buôn lái. Cặp sừng dài to, chắc khỏe của loài trâu xuất hiện nhiều trong thần thoại Hy Lạp hay Ai Cập, biểu tượng cho các vị thần bảo trợ với sự mạnh mẽ, sức mạnh khiến bao người phải sợ hãi.

Hình tượng trâu trong hội hoạ

Con trâu trong hội họa Việt Nam được thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng hay trừu tượng, được thể hiện trên nhiều chất liệu từ tranh giấy dó, tranh lụa, tới tranh sơn mài, tranh sơn dầu của các họa sĩ thuộc nhiều thế hệ.

Trâu là biểu tượng cho hình ảnh cần cù, chăm chỉ và khỏe mạnh. Trâu giúp con người việc kéo cày nặng nhọc, trâu còn cung cấp thịt và sữa.

Tranh Đông Hồ còn phản ánh hình ảnh con trâu gắn bó với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng thổi sáo trên lưng trâu giữa cánh đồng lúa chín vàng, hay bên lũy tre xanh có những con trâu nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả. Hình tượng con trâu chứa đựng cả nét văn hóa đồng quê bình dị, thôn xóm mộc mạc của người Việt.

 

Hình tượng trâu trong văn hoá – Tượng Trâu Phong Thuỷ Mạ Vàng

Hình tượng trâu trong văn hóa truyền thống

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, mô típ sừng trâu trong văn hóa người Việt còn là biểu tượng của hình ảnh vành trăng lưỡi liềm liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, cầu mưa của người Việt. Da trâu bịt mặt trống, khi cầu mưa người ta đánh trống để giả tiếng sấm.

Sừng trâu còn là biểu tượng sức mạnh của nhiều đồng bào dân tộc. Người xưa đã chế tác sừng trâu thành chiếc tù và dùng để báo động và kích thích quân sĩ khi lâm trận. Đồng bào dân tộc Dao ở Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động còn dùng tù và để gọi Bàn Vương trong nghi lễ cấp sắc.

Trong lễ hội xuân ngưu của người Việt, trâu là biểu tượng của mùa xuân, của sự tái hồi. Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao… ở Bắc Giang thường có nghi lễ trâu kéo cày. Những đường cày đầu tiên báo hiệu một năm mới cho mùa vụ bội thu. Không chỉ có vai trò trong đời sống lao động sản xuất, trâu còn xuất hiện trong điêu khắc kiến trúc gỗ đình làng thế kỷ XVII-XVIII ở Bắc Giang. 

 Sử sách chép rằng, thời Lý, Trần (thế kỷ XI – XIV) đã lấy nông nghiệp làm nguồn kinh tế chính, nên từ năm 1123, vua Lý Nhân Tông đã xuống lệnh cấm giết trâu ăn thịt, ai vi phạm sẽ phạt nặng. Nhà Trần cũng noi theo, quy định hình phạt nặng về các tội ăn trộm và giết hại trâu. Hàng năm vào ngày đầu xuân, nhà vua thân chinh tới lễ đàn tế Thần Nông và trong ngày lễ này trâu được tắm rửa sạch sẽ, mặc gấm vóc. Sau khi tế Thần Nông xong, nhà vua xuống ruộng cày một đường tượng trưng, để mở đầu cho vụ mùa năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái, dân an. Trong dân gian ở nhiều vùng thôn quê Việt Nam từ lâu vẫn lưu truyền về phong tục Tết trâu, với nghi lễ mang tính tâm linh sâu sắc, thể hiện sự biết ơn, quý trọng của con người đối với con trâu. Hằng năm, vài ngày trước Tết Nguyên đán, người ta tìm thứ cỏ thật ngon và một bó rơm khô để thưởng cho trâu ăn Tết.

Những ngày này trâu được gia chủ tắm rửa sạch sẽ, chuồng cũng được quét dọn thật kỹ càng tươm tất… Năm mới, gia chủ cũng chọn ngày tốt dắt trâu ra đồng thưởng xuân và cày thử vài đường cày để lấy may mắn. Trong câu chuyện kể về Yết Kiêu, viên tướng của Trần Hưng Đạo, đã nhờ có trâu thần mà có sức khỏe vô địch. Truyền thuyết kể rằng, một lần Yết Kiêu thấy có hai con trâu húc nhau dưới nước, đã nhảy xuống ngăn thì trâu hai con trâu đang chọi nhau rất hăng bỗng biến mất trong chớp mắt, chỉ để lại dấu vết mấy cái lông trâu. Yết Kiêu nuốt lông trâu vào bụng và từ đó trở nên có sức mạnh và tài bơi lội khó ai sánh kịp. Theo dân gian, trước đời Yết Kiêu, trâu thần cũng đã hiện ra trên bờ biển Đồ Sơn chọi nhau trong đêm tối, làm cả vùng đất sáng rực hào quang, và sau đó là một cơn mưa làm ruộng đồng đầy nước, cây cỏ trong vùng tốt tươi. Tin và sự phép mầu nhiệm từ truyền thuyết đầy linh thiêng này mà đất Đồ Sơn có truyền thống chọi trâu. “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về/Dù ai buôn bán trăm bề/Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu”.

Tác dụng và cách đặt tượng trâu phong thủy bằng đồng mạ vàng

  • Tượng Trâu phong thủy bằng đồng mạ vàng thuộc hành Kim, bức tượng mạ vàng toàn thân, ánh sáng màu kim sẽ giúp sự nghiệp tiến nhanh chóng và tài lộc dồi dào.
  • Đặc biệt, bức tượng khắc họa con trâu ngẩng đầu, nằm trên đồng vàng và kim nguyên bảo, ngụ ý sự thăng tiến nhanh chóng tới thịnh vượng, phú quý.
  • Tượng trâu phong thủy tốt cho gia chủ tuổi Tỵ, Dậu , Hợi, Tý, Sửu, nhưng xung khắc với tuổi Mùi, không nên sử dụng.
  • Tốt nhất đặt ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc trong nhà, đặt trong phòng khách, trên bàn làm việc, phạm vi của các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch.
  • Tránh đặt nơi ô uế, nhà vệ sinh, đặt trên bàn học, trên bàn thờ, nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến, tránh đặt trong phòng ngủ vì phạm hung sát, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Tượng trâu hợp mệnh nào?

Là linh vật gắn liền với sự bền bỉ, đức tính hiền lành, mạnh mẽ phù hợp với người mệnh Kim và mệnh Hoả.

– Đối với người mệnh Kim: Sử dụng tượng trâu phong thủy giúp sự nghiệp hanh thông, thành công mĩ mãn, bởi Trâu là linh vật tượng trưng cho sự phú quý, cát tường, chịu thương chịu khó, không khuất phục trước nghịch cảnh.

– Đối với người mệnh Hỏa: Tượng trâu phong thủy giúp át chế những nhược điểm trong tính cách, giúp người mệnh Hỏa bình tính, nhẫn lại, có cách ứng xử phù hợp trong những tình huống khó khăn. Từ đó, cải biến vận mệnh theo chiều hướng tốt.

Đặt tượng trâu ở vị trí nào chuẩn phong thủy? 

Hướng tốt nhất và thích hợp nhất để đặt tượng trâu đó là hướng Bắc hoặc Đông Bắc, đây là vị trí cực kì thích hợp để trâu có thể phát huy hết uy lực của mình. Bởi theo sơ đồ bát quái thì trâu thuộc quẻ Khôn, nên khi đặt vào hướng Bắc hay Đông Bắc tức là hướng sinh khí, hút được nhiều lộc, tránh được hung khí, gặp được nhiều may mắn. Đồng thời tuyệt đối không nên đặt tượng ở hướng Nam hoặc Tây Nam bởi đây là hướng lục sát, dễ gây đại họa.

 

Hình tượng trâu trong văn hoá – Tượng Trâu Phong Thuỷ Mạ Vàng

 

Theo phong thủy đời sống, muốn sự nghiệp thăng tiến, tăng lương thăng chức, bạn có thể để tượng trâu ở văn phòng, ở vị trí chính giữa trên bàn làm việc hoặc trên giá sách. Nếu muốn chiêu tài, nên đặt trâu ở nơi gần cửa ra vào, đối cửa chính hoặc đối cửa sổ đều được.

Với cửa hàng cửa hiệu, đặt tượng trâu ở bàn thu ngân có thể giữ cho việc kinh doanh ngày càng phát đạt, tài lộc dồi dào. Ở công ty, việc bài trí tượng trâu giúp thúc đẩy tài lộc, củng cố thêm vị trí, thương hiệu của công ty, gây dựng hình tượng tốt đẹp và bền vững.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên đặt tượng trâu với sừng trâu xoay về phía mình bởi sừng trâu sát chủ, dễ gây họa tranh đấu, thị phi, không có lợi cho con đường thăng tiến.

Ngoài ra, tuyệt đối không được đặt tượng trâu trong phòng ngủ vì sẽ phạm xung sát và không đặt ở những nơi như trên bàn thờ, gần nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc những nơi ô uế.